Đi tìm ý nghĩa của lẽ sống

Nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái chán nản, bạn cảm thấy cuộc sống của bạn lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và đến một lúc nào đó bạn tự hỏi bản than mình những câu hỏi : Vì sao bạn phải cố gắng sống một cuộc sống như vậy, vì sao bạn phải tiếp tục làm một thứ mà bạn không thích thì câu chuyện dưới đây, tôi muốn dành cho bạn.

Câu chuyện này được bác sĩ Frankl (nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo gốc do Thái) người đã sống sót sau nạn diệt chủng trong trại tập trung của Đức quốc xã kể lại.
Nếu có tìm hiểu thông tin về cuộc thế chiến thứ 2, thì chắc bạn cũng biết ” Trại tập trung ” của Đức quốc xã được dựng lên mục đích chính là để tàn sát người Do Thái.
Ở đấy người Do Thái bị tước hết quyền con người, không chỉ vật chất mà còn cả nhân phẩm và danh dự.
Họ phải sống trong cảnh đói, rét, phải lao động khổ sai, làm tất cả công việc nặng nhọc, bẩn thỉu bất kể họ là người già hay trẻ em, họ còn thở là vẫn phải lao động khổ sai, hơn nữa họ phải đối mặt với việc bị hành hạ, làm nhục bất cứ khi nào, bất kể địa điểm mà đôi khi không cần lý do, hầu như khi ở trong trại tập trung, cái chết là điều không bao giờ tránh khỏi, chỉ sớm hay muộn mà thôi.
Với hoàn cảnh như vậy, điều gì đã khiến họ có thể tiếp tục sống mà không lựa chọn tự sát.
Câu trả lời có thể là bản năng của con người ” Tham Sống”, nhưng liệu sống mà phải chịu đựng cuộc sống bị bốc lột, bị hành hạ và vẫn có thể chết bất cứ lúc nào, liệu tham sống có đủ để giúp họ sống tiếp không ?
vì sao? bạn không câu trả lời cho vấn đề này chưa có hãy chia sẻ cho tôi nhé
Lúc này vị bác sĩ Frankl mới quan sát thấy rằng trong trại tập trung có ba nhóm người:
Nhóm thứ nhất là những người làm tay sai cho Đức Quốc Xã, thậm chí những này đôi khi ra tay với đồng bào của mình còn ác hơn cả kẻ thù.
Nhóm thứ hai là những người buông xuôi, họ chấp nhận cuộc sống cùng cực, bị bóc lột, chà đạp mà không còn chút niềm tin hay động lực nào để phấn đấu cố gắng nữa, đây là nhóm người có tỷ lệ sống sót thấp nhất.
Nhóm thứ ba là những người bằng một cách kì diệu nào đó, họ đã tìm ra được động lực, mục tiêu sống cho mình, đây chính là nhóm có tỷ lệ sống sót cao nhất.
Vị bác sĩ Frankl của chúng ta cũng vậy, ông xác định mục tiêu của mình là muốn dùng chuyên môn của mình để giúp đỡ bạn tù, ông coi đó là mục tiêu, sứ mệnh của mình, thậm chí ông từ bỏ cả cơ hội trốn thoát để thực hiện tiếp tục mục tiêu và sứ mệnh của mình.
Sau này trong quyển sách ” Đi tìm lẽ sống ” ông đã đúc kết ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người như thế này :

  1. Thành tựu trong công việc
  2. Sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu
    3 . Lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gây go của cuộc sống
    Chúng ta cũng vậy, nếu bạn tìm ra được mục tiêu, lẽ sống ,sứ mệnh của mình, thì nó sẽ giúp bạn có động lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ.
    Ở góc độ ngược lại, nếu chúng ta không tìm được cho mình được mục tiêu, không có lẽ sống ở đời này, chúng ta sẽ bị những suy nghĩ tiêu cực lấp đầy tâm trí và chúng ta sẽ đặt ra những câu hỏi tiêu cực cho cuộc sống của mình.
    p/s1 : Bài chia sẻ này hiện tại đã rất dài rồi, tôi hy vọng điều tôi muốn muốn chia sẻ hôm nay đã lan tỏa đến được một ai đó.
    P/s2: Thiên không cố gắng thay đổi bất kỳ một ai cả, chỉ có tự bản thân chúng ta thay đổi thôi.

Mô tả thêm