Cửa sổ Jonhari

Cửa sổ Johari là một phương pháp nhìn nhận bản thân và hiểu cách người khác nhìn nhận về bạn

Mô hình cửa sổ Johari được ứng dụng cho các mục đích như: Phát triển cá nhân, Cải thiện kỹ năng giao tiếp, Phát triển nhóm

Điều bạn biết Điều bạn không biết
Điều người khác biết CỞI MỞ BẢN THÂN

Thông tin về bạn mà cả bạn và người khác cùng biết

ĐIỂM MÙ

Thông tin về bạn mà bạn chưa biết nhưng người khác biết

Điều người khác không biết ẨN MÌNH

Thông tin về bạn mà bạn biết nhưng người khác chưa biết

BẢN THÂN CHƯA BIẾT

Thông tin về bạn mà cả bạn và người khác đều chưa biết

Open Area – Vùng Mở

Vùng mở là khu vực thông tin mà cả bạn biết và người khác cũng biết và thống nhất quan điểm với nhau về cả thái độ, hành vi, cảm xúc, kỹ năng… Ví dụ những người cùng am hiểu về kỹ năng, kinh nghiệm chạy bộ địa hình sẽ dễ dàng chia sẻ, trao đổi với nhau.

Vùng mở thông tin càng rộng thì khả năng giao tiếp càng hiệu quả. Và từ đó, bạn cũng mở ra được cơ hội xây dựng những mối quan hệ sâu sắc, gắn bó hơn.

Vùng mở thông tin sẽ giúp bạn và các thành viên trong nhóm trao đổi thoải mái, hào hứng và cởi mở hơn

Hidden Area – Vùng Ẩn

Vùng ẩn là khu vực thông tin mà bạn đã biết nhưng người khác chưa biết. Tùy thuộc vào tình huống giao tiếp, bạn có thể chia sẻ một số thông tin ở vùng ẩn để xây dựng lòng tin với người đối diện. Sau đó, bạn chuyển sang giao tiếp ở vùng mở.

Blind Spot – Điểm mù

Điểm mù là vùng thông tin bạn chưa biết nhưng những người khác đã biết. Điểm mù chính là rào cản khiến bạn khó giao tiếp với người khác. Khi rơi vào điểm mù, bạn thường sẽ có những thói quen biểu hiện ra bên ngoài, những hành vi vô thức như gãi đầu, gãi tai, tránh giao tiếp bằng mắt với người đối diện, cảm thấy lo lắng, hồi hộp…

The Unknown Area – Vùng chưa biết

Vùng chưa biết là vùng thông tin mà cả bạn và những người khác cùng chưa biết khi nói chuyện với nhau. Với vùng chưa biết, bạn có thể cùng người đối diện khám phá, tìm hiểu. Quá trình cùng nhau khám phá này cũng sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên gần gũi, cởi mở và sâu sắc hơn.

Kỹ năng dùng cửa sổ Johari

  • Bắt đầu từ vùng mở: Bạn hãy xuất phát từ những gì mình đã biết và người khác cũng biết (vùng mở) để bắt đầu câu chuyện.
  • Vùng mở chuyển sang vùng ẩn: Từ vùng mở, bạn có thể chia sẻ, tự bạch một số thông tin mà chỉ bạn mới biết còn người khác chưa biết. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin với người đối diện.
  • Phá vỡ điểm mù: Trong cuộc trò chuyện sẽ có những điều mà bạn chưa biết hoặc người khác chưa biết. Hai bên có thể chủ động chia sẻ, chủ động hỏi và phản hồi để hạn chế bớt điểm mù trong giao tiếp.
  • Cùng khám phá vùng chưa biết: Với những thông tin mà cả bạn và đối phương cùng chưa biết, hai bên hãy cùng nhau khám phá, học tập, chia sẻ với nhau.

Bạn có thể sử dụng cửa sổ Johari theo các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định một nhóm những người bạn của bạn. Nhóm này có thể bao gồm bạn đồng nghiệp, người thân hoặc thậm chí là những người bạn biết.

  • Bước 2: Bạn hãy chọn mô tả về mình với 5 – 10 tính từ dựa trên một danh sách các tính từ
  • Bước 3: Bạn hãy đề nghị nhóm bạn tìm 5 – 10 tính từ mô tả về bạn.
  • Bước 4: Bạn phân loại các từ được cả bạn và người khác chọn vào ô mở. Còn những từ chỉ bạn chọn vào ô ẩn.
  • Bước 5: Những từ người khác đã chọn mô tả về bạn mà bạn không chọn sẽ được xếp vào ô mù. Các tính từ khác sẽ được xếp vào ô đóng – những điều cả bạn và người khác cùng chưa biết.
  • Bước 6: Bạn hãy rà soát và xem lại 4 cửa sổ của mình. Từ 4 cửa sổ này, bạn có thể khám phá ra được cách bạn đang nghĩ về mình và người khác đang nghĩ về mình như thế nào.

Leave a Comment