Mô hình kinh doanh là gì?
Grab và Uber vào Việt Nam đã làm thay đổi thói quen sử dụng xe ôm của người Việt. Họ sử dụng rất nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, trong một thời gian dài để tăng lượt đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Có rất nhiều đối thủ muốn hạ Grab. Đầu tiên là Vinasun ở mảng taxi, FastGo, Vato, GoViet ở mảng xe ôm công nghệ, ngoài ra còn có Now, Baemin, GoFood ở mảng giao thức ăn.
Mặc dù các công ty này chuyên kinh doanh ở mảng xe ôm công nghệ, giao thức ăn nhưng vẫn không thể thắng Grab với lý do: đó không phải là mảng kinh doanh chính của Grab.
Grab muốn trở thành một công ty tài chính, Grab đã mua lại Moca và tích hợp vào hệ thống GrabPay. Theo nghiên cứu của công ty Solidiance (một công ty tư vấn tập trung vào APAC), thị trường Fintech năm 2020 là 7.8 tỷ đô, đây là thị trường rất màu mỡ mà tất cả các công ty, ngân hàng, thương mại điện tử, hay mạng xã hội đều muốn nhảy vào.
Ở thị trường này, doanh nghiệp nào có nhiều dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp đó chiến thắng.
Grab xây dựng mô hình kinh doanh rất xuất sắc, Grab Bike, Grab Food, Grab Express chỉ là sản phẩm dẫn, thu hút thêm khách hàng sử dụng và biết đến Grab.
Mô hình kinh doanh là cơ chế, cách mà công ty tạo ra lợi nhuận kinh doanh. Mô hình kinh doanh cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp bạn sẽ làm thế nào nếu đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng một sản phẩm, cùng thị trường nhưng lại có nhiều tiền hơn”.
Bạn đã xây dựng mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp mình như thế nào, hãy chia sẻ cùng với tôi nhé.
Tìm hiểu thêm vể 30 mô hỉnh kinh doanh phổ biết tại đây